Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Kỹ thuật trồng và nhân giống cây bơ sáp


cung cấp cây giống bơ sáp da xanh 19.000đ/cây , giao hàng cả nuớc,  0988868620 Nhẫn


I. Phương pháp nhân giống Bơ



Cây bơ có tính tạp giao rất mạnh giữa các giống nên vấn đề nhân giống hữu tính (bằng hạt) không phải là phương pháp tối ưu. Do đó vấn đề đặt ra cho công tác giống cây bơ là tìm ra các phương pháp nhân giống vô tính có hiệu quả nhất. Có thể kể đến các phương pháp sau:










1. Giâm cành: Phương pháp này đã được nghiên cứu thực hiện. Cây bơ có thể ra rễ và có thể không cần phun sương mù, nhưng kỹ thuật phức tạp chưa thông dụng và phổ biến nên cách làm này ít áp dụng.



2. Chiết rễ: Theo Nguyễn Cao Ban (1956), bơ có thể nhân giống vô tính bằng cách chiết rễ. Cách làm như sau: trên mặt đất, chung quanh gốc cây mẹ, chọn những rễ có đường kính cỡ 1cm, khía một đoạn vỏ, tách bỏ để làm gián đoạn mạch dẫn. Sau một thời gian, đoạn rễ sẽ đâm chồi và được đánh đi trồng. Phương pháp này sẽ làm tốn sức cây mẹ, gây bệnh cho rễ và hệ số nhân giống thấp nên ít khi áp dụng.



3. Ghép cây: kỹ thuật đơn giản như đối với một số loại cây ăn quả khác. Thường áp dụng hai cách ghép mắt và ghép cành; nếu ghép cành thì cành ghép thường là cành có ngọn. Tỷ lệ sống của phương pháp ghép này thường đạt 70-90%. Tốt hơn hết nên chọn những giống kháng bệnh thối gốc rễ làm gốc ghép để đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc nhân giống trồng trên quy mô lớn. Ngoài việc phối trí để có bộ giống thích hợp, cần chọn cây mẹ lấy cành ghép có các đặc điểm năng suất cao và ổn định, không có xu hướng ra trái quá sức, trái cỡ vừa, phẩm chất ngon, thích nghi với khí hậu địa phương, có khả năng kháng bệnh...



Trong các phương pháp nhân giống vô tính trên đây, phương pháp ghép cây hiện nay được xem là phổ biến và có hiệu quả nhất.









II. Cách trồng và chăm sóc bơ



Bơ là cây to, đặc biệt giống Ăngti, nên ở các vùng thấp như­ Đông Nam Bộ, nên trồng cách nhau 8m, 10m. ở Lâm Đồng, Đắc Lắc độ cao 400 - 500 m trở lên có thể trồng dày hơn một chút.



Khí hậu miền Nam nói chung là nóng và ẩm và trồng bơ trư­ớc hết phải chú ý vấn đề thoát nư­ớc, vậy nên chọn các đất dốc. Khi bỏ phân vào hố, phải dùng phân hoai, sạch vì bơ rất dễ bị bệnh Phytophtora và phân chưa hoai, có thể mang mầm bệnh. Phải đào hố vào khoảng tr­ước Tết, để trồng vào đầu mùa m­ưa, đất kịp ải, phân kịp hoai, cây khoẻ ít bệnh. Trồng xong, phải chăm t­ưới những ngày đầu để cây chóng bắt rễ. Bơ có bộ rễ ăn nông, nên mặt đất phải sạch cỏ.



Những năm đầu cây còn nhỏ, có thể trồng xen một số cây hàng năm chỉ làm cỏ quanh gốc. ở miền Nam, mùa khô gay gắt, nên những năm đầu tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, xơ dừa, vừa chống cỏ, vừa giữ ẩm.



1. Tưới nước: chỉ cần vào mùa khô, vì quả lớn trong vụ khô. Bơ dễ bị bệnh rễ, tránh t­ưới bồn là ph­ương pháp vẫn dùng ở miền Nam mà chỉ dùng vòi, tốt nhất là phun mưa nh­ưng với l­ượng nư­ớc vừa phải.



2. Phân bón: rất cần vì bơ lấy đi từ đất nhiều chất dinh dưỡng. Theo Avilon (1986) một sản lư­ợng bơ là 14.386 kg/ha lấy đi khoảng 40kg N, 25kg P2O5, 60kg K2O, 11,2kg CaO và 9,2kg MgO. Phân đạm th­ường có tác dụng lớn nhất đối với bơ. Nói chung, bơ non ch­a ra quả thì bón NPK theo tỷ lệ 1:1:1 và cây lớn có quả thì tỷ lệ đó là 2:1:2.



Bón phân chuồng bao giờ cũng có lợi và bón vào sau vụ thu hoạch tháng 7, 8. L­ượng bón khoảng 10 tấn/ha và vẫn phải bón phân hoai.



3. Đốn tỉa: chủ yếu là vườn ương, với mục đích tạo hình, những giống bơ chủng Ăngti, sinh trưởng ngọn mạnh nên bấm ngọn, tạo cành khung khoẻ.



Khi cây đã lớn, đương ra quả không nên đốn nhiều vì làm giảm sản l­ượng. Chỉ cắt bỏ những cành sâu bệnh, những cành vượt mọc từ thân chính, cành gãy do gió mạnh, do mang nhiều quả. Cũng có những cây bơ chủng Ăngti mọc quá cao khó thu hoạch, phải đốn ngọn, cho phát triển về chiều ngang.



4. Phòng trừ sâu bệnh:



- Sâu: không gây thiệt hại nghiêm trọng. Một số bọ trĩ hại lá, rệp sáp hút nhựa, mọt đục thân và cành khung, trên quả có nhện đỏ. Thiệt hại thường nhẹ. Phòng trị không mấy khó khăn, nh­ưng phải phát hiện sớm, năng thăm vườn bơ.



- Bệnh: bệnh nguy hiểm nhất cần cảnh giác là bệnh thối rễ do nấm Phytophtora gây ra. Cây bơ trồng trên đất nặng khó thoát nước, trên đất pH cao hay bị bệnh nhất. Đã có nhiều tìm tòi về các phương pháp phòng trị vì bệnh này gây hại lớn, làm chết cả cây và từng mảng vườn.



- Cách trị triệt để: tìm các gốc ghép chống bệnh, nhưng đến nay chư­a có kết quả cụ thể. Có gốc ghép chống chịu đ­ược nhưng tiếp hợp khó khăn; có gốc ghép tiếp hợp dễ nhưng chống bệnh yếu.



- Phòng trị hoá học: Trong thời gian 1970 đến 1974 ở Viện Quả Hải ngoại của Pháp dùng Dixono t­ới vào gốc một số cây, theo từng thời kỳ đã đ­ược xác định trước, số cây chết có giảm đi nhưng vẫn chưa ngăn cản được bệnh. Dùng Ridomil trộn với đất tr­ước khi trồng (1g chất hữu hiệu cho 10 kg đất, hoặc tưới lên mắt đất quanh cây bơ con chư­a ra quả có thể phòng đ­ược bệnh thối rễ ít nhất 4 tháng.



Để phòng bệnh thối rễ do Phytophtora, nên áp dụng các biện pháp tổng hợp sau đây:



- Chọn giống, tìm các gốc ghép chống chịu.



- Dùng các hoá chất diệt nấm phun lên cây (phun và trộn với đất để làm cho nấm phát triển chậm lại).



- Chọn đất kết cấu tốt, thoát nước nhanh, pH = 6 hoặc dưới 1 chút.



- Trồng bằng cây giống không bệnh.



- Nước tưới cây sạch, không tưới thẳng vào gốc cây.



- Trồng cây trên những ụ đất cao hơn chung quanh khoảng 30 cm.



- Phát hiện trên thân cây gần mặt đất những vết thối do nấm thì cạo sạch. Quét vôi trộn phèn xanh hoặc thuốc chống nấm.





5. Thu hoạch - tiêu thụ:



Xác định thời gian thu hoạch bơ khó vì quả bơ chín không khác gì quả bơ xanh, trừ tr­ường hợp ở một số giống vỏ chuyển sang màu đỏ. Thu hoạch bơ xanh, dù để lâu không chín thêm, vỏ chỉ răn lại, thịt không mềm, mà cứng như cao su. Ng­ười trồng bơ thường chờ đến khi có vài ba quả tự rụng rồi hái hết cây, chỉ để lại những quả bé, vỏ còn xanh. Phương pháp này tuy chưa chính xác nh­ưng dễ áp dụng. ở các trại thí nghiệm xác định độ chín bằng cách phân tích tỷ lệ dầu, rồi đối chiếu với tỷ lệ dầu khi chín để thu hoạch. Cũng có thể xác định tỷ lệ chất khô (105oC trong 3 giờ).


Thu hoạch bằng sào, bằng rọ. Có khi ngư­ời ta leo lên cây rồi rung từng cành nhỏ. Quả nào chín thì rụng.



Quả bơ không chín trên cây. Sau khi thu hoạch tuỳ điều kiện, có thể bảo quản đ­ược một thời gian dài hay ngắn, như­ng cũng không quá vài tuần lễ.



Độ nhiệt bảo quản từ 5 - 13oC tuỳ giống. Giống chịu lạnh bảo quản ở nhiệt độ thấp, giống không chịu lạnh, ở độ nhiệt cao hơn. Độ ẩm không khí nơi bảo quản giữ trong giới hạn 85 - 90%.



Trước khi bán cho ng­ười tiêu dùng phải cho quả bơ chín ở độ nhiệt cao hơn ở nơi bảo quản.


ở nhiệt độ 20oC bơ chín sau 6 - 12 ngày, ở độ nhiệt 25 - 27oC quả chín sau 5 - 7 ngày.



Khuyến nông Lâm Đồng, 29/7/2010



cung cấp cây giống bơ sáp da xanh 19.000đ/cây , giao hàng cả nuớc 



Thế Giới Cây Giống . since 1993





20 năm tuyển chọn giống cây trồng







Địa chỉ : Ấp 14 , xã Long Trung , huyện Cai Lậy , tỉnh Tiền Giang



0906194819 Hòa ( phụ trách toàn quốc )



Chi nhánh Miền Đông : Ấp 3 , xã Trừ Văn Thố , huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương



0988868620 Nhẫn ( phụ trách Đông Nam Bộ)



http://giongbosap.blogspot.com/





Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Kỹ thuật trồng và chăm sóc ổi lê Đài Loan


Ổi lê Đài Loan là cây trồng dễ tính, sinh trưởng khỏe, chịu thâm canh, nhanh cho quả, quả to, ít hạt, trọng lượng quả lớn, trung bình quả 250-300gam, thâm canh tốt đạt 350-400gam, riêng quả ra lứa đầu (ổi tơ) đạt tới 500-700gam/quả. Khi chín thịt quả giòn, mềm, mùi thơm nhẹ, vị ngọt mát, giàu dinh dưỡng. Thâm canh ổi lê Đài Loan quan trọng nhất là tỉa cành tạo tán và bao quả, cách làm có thể tiến hành như sau





1. Đất trồng: Chân ruộng nào cũng trồng được ổi lê Đài Loan, nhưng tốt nhất là trồng trên ruộng đất thịt trung bình, chất lượng quả sẽ cao hơn. Yêu cầu ruộng trồng phải tưới, tiêu chủ động.


          2. Thời vụ: Ở các tỉnh miền Bắc nên trồng từ tháng 2-4 hoặc tháng 8-10.
          3. Kỹ thuật trồng: Trồng bằng cây ghép hoặc cành chiết, chọn mua cây khỏe, sạch bệnh, đúng giống, nếu là cây ghép phải tỉa bỏ các mầm cây phát sinh bên ngoài mắt ghép; lên luống để rãnh tiêu nước; đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m, mật độ trồng: 30-35 cây/sào (360m2).
+ Bón lót cho 1 hố: 0,5kg vôi bột + 1kg Super lân + 0,5- 0,7kg NPK (16-16-8) + 4-5kg phân gia cầm hoai mục; vôi bột rải lót đáy hố, phủ lớp đất mỏng, số phân còn lại trước khi đưa tiếp xuống hố cần trộn đều với lớp đất mặt; khi trồng gỡ bỏ túi nilon bao bầu; đặt cây trồng ngay ngắn giữa hố, lấp đất kín tới 5-7cm gốc ghép; nén nhẹ rồi tưới đẫm nước. 

+ Bón thúc: 2 năm đầu định kỳ bón cho mỗi gốc 0,5-1kg phân AT1 (18.14.7); từ năm thứ 3 chuyển sang khai thác quả, tốt nhất để dưới gốc cây 1 bao phân gia cầm 25-30kg (tận dụng vỏ bao lân, đạm để đựng), miệng bao buộc kín, đáy bao đục 1 vài lỗ nhỏ, mỗi lần bơm nước dưỡng cây, tưới đẫm vào bao cho rỉ nước phân xuống đất, rễ cây hút; 4-6 tháng thay 1 bao phân mới, phân cũ rải ra vườn; ngoài ra sau mỗi lần bao quả bón thúc thêm mỗi cây 0,3-0,4kg Kali sunfat hoặc Kali clorua để tăng chất lượng quả. Những nơi không có phân gia cầm có thể thay bằng phân bón AT2 (10.15.15), liều lượng 1-2kg/gốc (bón giai đoạn cây mang quả).  Sau trồng 8-12 tháng cây đã bắt đầu ra hoa, đậu quả, tuy nhiên trong 1,5- 2 năm đầu không nên khai thác quả ngay, để tập trung dinh dưỡng nuôi cây và tạo hình cho cây. Ổi lê Đài Loan là giống sinh trưởng khỏe, quả to, sinh khối lớn nên có thể đầu tư phân bón cao để khai thác năng suất mà không lo lốp đổ, nhưng phải chăm bón cân đối.
           3. Tạo hình cho cây: Đây là việc làm cần thiết trong suốt quá trình khai thác quả trên cây; cần bấm ngọn sớm để cây phát sinh các cành cấp I ở các vị trí thân cây dưới 1m (tính từ gốc); cắt tỉa để lại 3-5 cành cấp I phân đều ra các hướng; trên các cành cấp I tỉa bỏ các cành tăm, cành mọc sâu vào trong tán; hạ thấp chiều cao cành xuống dưới 1,5m -1,7; tạo thế cây phát triển cân đối, thuận tiện chăm sóc, thu hoạch và tăng khả năng chống đổ. Ổi lê Đài Loan có thể ra quả quanh năm trên các mầm cây bật từ nách lá, cây càng nhiều mầm nách càng nhiều quả. Để có nhiều mầm nách người ta thường làm trẻ hóa cây bằng cách gây tổn thương cơ giới: Sau mỗi lần kết thúc thu quả lại bấm ngọn hoặc vít cành, tùy theo vị trí của cành để xác định cách bấm tỉa, hay vít cành cho hợp lý, đối với các cành vượt cao quá tầm với thì dùng kéo cắt hạ thấp độ cao, đối với các cành vượt ngang ngoài tán nên dùng dây mềm buộc vít cong cành vào phía trong; các cành còn lại chỉ ngắt bỏ 5-10cm ngọn cành, trên các cành vít cong, cành bấm tỉa sẽ phát sinh các mầm mới, thêm hoa, nhiều quả. Cần kết hợp hài hòa giữa cắt tỉa với vít cành để tránh gây tổn thương nhiều cho cây, tiêu hao năng lượng, yếu cây, giảm năng suất.
          4. Khai thác quả: Sau khi cây tắt hoa 10 ngày (đường kính quả 0,5-1cm), tiến hành tỉa định quả, tỉa bỏ các quả còi cọc, quả sâu bệnh, để lại 1 quả trên chùm có trên 2 quả; tùy theo cây khỏe hay yếu mà xác định lượng quả để lại trên cây cho hợp lý, cành yếu, cành vượt để ít quả, cành khỏe, cành ngang để nhiều quả. Để có quả to, hợp thị hiếu người tiêu dùng, bán được giá thì cây 2-3 năm tuổi nên để 60-80 quả/cây; cây 4-5 năm tuổi để 200-250 quả/cây. 
          5. Phòng trừ sâu bệnh: Trên giống ổi lê Đài loan có 3 đối tượng sâu bệnh gây hại chính là sâu róm, rệp sáp và ruồi đục quả, cần áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp, để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm:
          Sâu róm: Trong năm thường xuất hiện với mật độ cao từ tháng 2-4, hại hoa, quả non và mầm ngọn, có thể phun trừ hiệu quả bằng thuốc Sherpa 2-3%, Trebon 2%...
          Rệp sáp: Trích hút dịch cây, gây hại các lá non, lộc non và quả cây, sử dụng Suprathion 40EC hoặc Bassa để phun trừ, nên hỗn hợp thuốc phun trừ với bệnh sương mai và sâu róm;



          Ruồi đục quả gây hại quả trong suốt quá trình phát triển của quả, ruồi đục vỏ quả, đẻ trứng vào đó, hóa dòi đục ăn vào ruột quả, phòng trừ không kịp thời có thể thất thu cả vườn quả. Phòng trừ đối tượng này rất hiệu quả bằng cách bao quả sớm;
          * Kỹ thuật bao quả (kết hợp với quá trình tỉa định quả trên cây): Bao quả bằng 2 túi, lưới xốp và nilon trắng kích thước 10 x12cm, lồng 2 túi vào nhau, trong lưới xốp, ngoài bao nilon, đáy đục vài lỗ nhỏ để thoát hơi nước, tránh thối quả; đưa miệng túi vào bao quả, dùng băng dính kín miệng tới cuổng quả hoặc 1 phần cành, như vậy sẽ đảm bảo cho đến khi quả chín không bị nhiễm bất cứ sâu bệnh nào, ngăn chặn được mọi yếu tố độc hại có thể tác động từ môi trường, sản phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể tận dụng túi lưới xốp bao hoa quả ngoài chợ để bao ổi, tiết kiệm chi phí, nhưng phải xử lý túi trong dung dịch xút (nước xà phòng) để diệt trừ tồn dư sâu, bệnh; Chú ý, ngay khi cây tắt hoa phải phun phòng một số sâu bệnh: Ruồi đục quả, rệp sáp, bệnh sương mai... sau 10 ngày tỉa bao quả và tỉa định quả; trong 1-2 năm đầu, vườn cây chưa khép tán, có thể trồng xen các cây: Cà Pháo, ớt, lạc, đậu tương hoặc đậu xanh để tăng thu nhập, giữ ẩm cho đất, chống xói mòn và hạn chế cỏ dại.

B




          5. Thu hoạch quả: Ổi lê Đài Loan tăng trọng rất nhanh, từ khi cây tắt hoa, đậu quả đến chín khoảng 35-45 ngày tùy mùa vụ, cần kiểm tra thu hoạch kịp thời, khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu sáng (gần với màu vàng chanh), dùng kéo cắt sát cuống, gỡ bỏ túi nilon bao ngoài, để nguyên túi lưới xốp, xếp vào thùng xốp hoặc caton đưa đi tiêu thụ.
Bằng cách làm này, nhiều gia đình nông dân xã Liên Nghĩa (Văn Giang-Hưng Yên) đã cho thu hoạch 15-25 triệu đồng/1 sào trồng ổi lê Đài Loan/1 năm, vì sản phẩm quả được người tiêu dùng ví như ổi sạch./.
Theo          Thạc sĩ-NGUYỄN HẢI TIẾN

 Vườn mẫu ổi Đài Loan 2ha tại Bến Cát , Bình Dương cung cấp cây giống 15.000đ/cây , giao hàng cả nước

The Gioi Cay Giong . since 1993 
-- 20 năm tuyển chọn giống cây trồng -- 
0906194819 - Hòa  ( phụ trách toàn quốc) 
0988868620 - Nhẫn ( khu vực Đông nam bộ ) 

ĐC :Ấp 14 - Long Trung -Cai Lậy - Tiền Giang
Chi nhánh Bình Dương : Ấp 3 - Trừ Văn Thố Bến Cát - Bình Dương
http://www.thegioicaygiong.com/
www.oidailoan.blogspot.com

Giống chôm chôm Thái có giá bán và giá trị xuất khẩu cao

0988868620 - 0906194819

Bán cây giống chôm chôm Thái 19.000đ/cây

Nhà vườn Chợ Lách đang trồng nhiều giống chôm chôm. Chôm chôm có tuổi thọ, năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Chôm chôm rong-riêng có nguồn gốc Thái Lan đang được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Nhiều nhà vườn ở huyện Chợ Lách đầu tư trồng giống chôm chôm này và bước đầu mang lại hiệu quả. Điển hình là anh  Lê Tấn Phương, ở ấp Tân Phú, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách. Hiện anh có 3.000m2 đất trồng 50 gốc chôm chôm rong-riêng. Cây được 6 năm tuổi, đang cho trái và chuẩn bị thu hoạch vào dịp Tết Đoan Ngọ năm Tân Mão-2011. Với diện tích đất trồng chôm chôm trên, trung bình hàng năm anh Phương thu hoạch khoảng 3 tấn trái. Giá bán trung bình 20.000 đ/kg. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2011, giá trái chôm chôm rong-riêng đã tăng lên khoảng 30.000 đ/kg. Ước tính, nếu giá cả ổn định như hiện nay, vụ thu hoạch chôm chôm rong-riêng năm 2011, anh Phương sẽ có thu nhập khoảng 90 triệu đồng từ 3.000m2  chôm chôm rong-riêng.  






 




Anh Lê Tấn Phương cho biết: “Cây chôm chôm rong-riêng sức sống rất mạnh, sau thu hoạch cây rất nhanh ra đọt non, ít tốn chi phí cho phân bón- thuốc bảo vệ thực vật; đồng thời cây dễ ra hoa và đậu trái, mau thu hoạch và hiện nay trái chôm chôm rong-riêng đang được thị trường tiêu thụ mạnh với giá cao.



Để chăm sóc cây chôm chôm rong-riêng xanh tốt, năng suất cao, chất lượng trái ngon… theo anh Phương, nhà vườn phải phòng-chống các loại sâu-bệnh trên cây, đặc biệt là: bệnh cháy lá, nứt trái, rụng trái non… Nếu cây chôm chôm bị cháy lá thì sẽ làm cho cây không đậu trái, trái không lớn, năng suất, chất lượng trái không ngon. Ngoài ra, ở giai đoạn sau thu hoạch, anh Phương bón nhiều phân NPK 30-30-30 cung cấp đủ dưỡng chất để sau này cây ra hoa to, dễ đậu trái; nếu cây ra hoa nhỏ thì sẽ dễ bị rụng trái non.



Trong phòng, chống bệnh cháy lá trên cây chôm chôm rong-riêng, anh Lê Tấn Phương xử lý bằng cách bón nhiều phân DAP và phân Lân. Để trái chôm chôm rong-riêng không bị nứt, anh Phương sử dụng phân NPK 16-16-8 bón cho cây khi cây mang trái non và khi trái chôm chôm rong-riêng trong giai đoạn từ bắt đầu tạo cơm cho đến thu hoạch, anh Phương sử dụng phân NPK 15-15-15 để bón cho cây.





 


Để xử lý cho cây chôm chôm rong-riêng ra hoa, anh Phương dùng phương pháp tạo hạn cho cây bằng cách rút cạn nước mương vườn. Trung bình từ 25 đến 30 ngày, cây bắt đầu nhú hoa. Khi cây đã ra hoa, đậu trái, anh Phương sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh hại như: phấn trắng, sâu ăn hoa, sâu đục trái và phòng chống hiện tượng nứt trái, rụng trái non…



Vào khoảng rằm tháng 11 âm lịch của năm trước, anh Phương bắt đầu tiến hành tạo hạn để cây chôm chôm rong-riêng ra hoa bán, đậu trái và cho thu hoạch vào dịp mùng 5 tháng 5 âm lịch năm nay.



Hiện nay, vườn chôm chôm rong-riêng của anh Phương đã bắt đầu chín. Theo anh Phương, đến mùng 5 tháng 5 năm nay anh sẽ thu hoạch được khoảng 50% sản lượng của vườn. Hiện, anh đang tích cực chăm sóc sản phẩm của mình để tham gia Hội thi Trái ngon-an toàn trong khuôn khổ ngày Hội cây, trái ngon-an toàn huyện Chợ Lách lần thứ 11 năm 2011. 



Anh Lê Tấn Phương rất yêu nghề nông, ngày hội cây-trái, ngon-an toàn của huyện cũng là dịp để anh thử sức mình với sản phẩm tham gia dự thi là trái chôm chôm rong-riêng. Đồng thời, cũng là cơ hội để anh giao lưu, học tập kinh nghiệm để sản xuất chôm chôm đạt hiệu quả hơn.
Bán cây giống chôm chôm Thái 19.000đ/cây

Thế Giới Cây Giống . since1993

20 năm tuyển chọn giống cây trồng 

0988868620 - 0906194819

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Giống chanh không hạt 14.000đ/cây , cho trái quanh năm


CHANH KHÔNG HẠT ĐƯỢC NHẬP TỪ BANG CALIFORNIA ( MỸ ) VÀO NƯỚC TA TRONG KHOẢNG 10 NĂM NAY. CÂY có khả năng MỌC CAO ĐẾN 6M , THÂN CÂY KHÔNG CÓ GAI , CÓ TÁN LÁ TRÒN , TRÁI CHÙM , KHÔNG CÓ HẠT ( HOẶC CHỈ CÓ VÀI HẠT ).



Về chất lượng , chanh không hạt được nhiều người ưu chuộng và là mặt hàng xuất biên có giá trị do chanh có vỏ mỏng , nước quả ít chua hơn và không có vị đắng như chanh ta. Điểm trội hơn nổi của chanh không hạt là cho trái quanh năm , nên còn làm gọi là chanh tứ quý , có khả năng cho năng suất quả 150 – 200 kg/năm/cây. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh , nhất là không thấy bị bị lây bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác.











Trồng chanh không hạt có khả năng thu hoạch trên 10 năm cây mới bị lão hóa.

Về kỹ thuật trồng và bón phân: Chanh có khả năng trồng quanh năm , đặc biệt là vụ đông xuân trồng vào tháng 2 - 3 , vụ thu đông trồng từ tháng 8 - 10. Thường được lên liếp cao trên ruộng rồi đào hố để trồng. Hố có chiều rộng từ 60 - 80cm , chiều sâu tùy thuộc vào mực nước ngầm và hoàn cảnh đồng ruộng. Trên đất bờ cao , đất đồi sâu từ 60 - 80cm , đất đồng bằng trồng trên ruộng đào sâu khoảng 30 - 40cm. Trồng theo hàng hoặc nanh sấu , cây cách cây 3m x 3m hoặc 3m x 4m.

Bón lót: Trước khi trồng , bón lót phân chuồng , phân hữu cơ hoai mục khoảng 20 kg/hố trồng. Bón phía dưới hố , lấp ít đất và đặt cây con để trồng. Sau khi trồng , tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có khả năng tưới từ 2 - 3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau thời gian ấy khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 lần. Luôn chú ý giữ sạch cỏ dại.


Bón thúc: Năm đi hàng đầu , bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân urea pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3 – 4 lần. Cây chanh không hạt dễ trồng và dễ chăm nom , tuy nhiên muốn đạt năng suất , chất lượng cao cần được cung cấp thập toàn dinh dưỡng như những loại cây trồng khác. Có khả năng Sửa sang phân lân , kali và các nhân tố vi trung , vi lượng phê chuẩn bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo. Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loảng tỷ lệ khoảng từ 1 - 5 để tưới cho cây. Bón thúc từ năm thứ hai là 100 – 500g phân urea/cây/năm. Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới. Ví như tưới cần tưới xả lại một lần với nước lã.

chú ý phòng trừ sâu bệnh cũng như chăm nom , tỉa cành cho cây thường xuyên. Cắt bỏ sự hoạt động những cành rậm rạp sát gốc , cành trong tán , hoặc cành khô già , cành nhỏ , cành vượt để tạo độ thoáng khí cho cây cho năng suất tốt.  Theo  TS Ngyễn Công Thành


cung cấp cây giống chanh không hạt 14.000đ/cây , và cây chanh trồng chậu ăn trái thich hợp cho nhà phố  , giao hàng cả nước




Thế Giới Cây Giống. since 1993

20 năm tuyển chọn giống cây trồng




địa chỉ : Ấp 14 , xã Long Trung , huyện Cai Lậy , tỉnh Tiền Giang

0906194819 Hòa ( đảm trách toàn quốc )

Chi nhánh Miền Đông : Ấp 3 , xã Trừ Văn Thố , huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương

0988868620 Nhẫn ( đảm trách Đông nam bộ châu phi )



Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Trồng cây quýt đường kinh tế cao, loại cây có nhiều công dụng




Cây quýt có tên khoa học là citrus deliciosa tenore. Vỏ quýt (trần bì) và hạt quýt (quất hạch) đều có tác dụng chữa bệnh.

Vỏ quýt có tác dụng chỉ khái (làm cho hết ho), hóa đờm (làm cho long đờm và tiêu đờm), kiện tỳ (giúp tiêu hóa tốt), giảm các chứng phong tê thấp… Vỏ quýt có mặt hầu hết trong các thang thuốc của nam giới. Chỉ định dùng để trị ho, ăn uống khó tiêu, buồn nôn: Dùng 4-6 gr trần bì sắc với 100 ml, bỏ thêm khoảng 15-20 gr đường (đường phèn càng tốt); sắc còn 50 ml, uống dần trong ngày (mỗi lần 1 thìa nhỏ). Chú ý vỏ quýt để khô càng lâu càng tốt. Có thể dùng quả non, bổ làm tư, phơi khô dùng thay cho vỏ quýt cũng có tác dụng tương tự.








Hạt quýt điều trị các chứng sưng đau tinh hoàn, kể cả quai bị. Cách dùng: hạt quýt khô: 10 – 20 gr giã giập, sắc với 100 ml nước, còn 50 ml, chia nhỏ uống 3-4 lần trong ngày. Lá quýt tươi điều trị viêm tuyến vú sau sinh: Không kể số lượng, sao nóng ấp vào vùng đau, 1-2 lần/ngày. Chỉ vài ngày sau là khỏi. Nước quả quýt chín còn có tác dụng làm giã rượu: khi bị say có thể dùng vài quả quýt chín vắt lấy nước uống sẽ mau tỉnh rượu.

Bán  cây giống quýt đường 14.000đ/cây , giao hàng cả nước, cây quýt trồng chậu có trái 

Thế Giới Cây Giống . since 1993


20 năm tuyển chọn giống cây trồng




Địa chỉ : Ấp 14 , xã Long Trung , huyện Cai Lậy , tỉnh Tiền Giang

0906194819 Hòa ( phụ trách toàn quốc )

Chi nhánh Miền Đông : Ấp 3 , xã Trừ Văn Thố , huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương


0988868620 Nhẫn ( phụ trách Đông Nam Bộ)


Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Bán cây giống ổi lê Đài loan 15.000đ, giao hàng cả nước

Ổi Đài Loan cho trái quanh năm, trên cây ổi luôn có nhiều cỡ trái. Để hạn chế suy cây, phải thường xuyên tỉa bỏ bớt trái, đồng thời sau mỗi đợt thu hoạch phải cắt tỉa bớt các cành đã cho trái. Nhờ vậy mà vườn ổi của chị luôn xanh tốt và có trái thu hoạch quanh năm.











Với mật độ trồng 600 cây/ha, nếu chăm sóc tốt thì trong một năm năng suất đạt trên 50 tấn/ha. Nếu chăm sóc tốt thì giống ổi này có thời gian khai thác được từ 11 đến 12 năm. Với diện tích 8 ha, mỗi ngày có thể thu  từ 1,5 - 2 tấn ổi, với giá bán 11.000 - 15.000 đồng/kg như hiện nay, sau khi trừ mọi chi phí, lãi cả tỉ đồn mỗi năm 
Để tiết kiệm nước và công lao động, chị xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm do anh chị tự thiết kế, lắp đặt. Việc chăm sóc ổi tuy đơn giản nhưng lại khá tốn công. Mỗi tháng tưới 1 lần và bón 1 đợt phân NPK, còn phân hữu cơ bón 2 lần/năm.
Khâu tốn nhiều công nhất là bọc ổi nhằm hạn chế ruồi đục làm hư trái. Khi ổi có đường kính khoảng 25 - 30cm sẽ được bọc lại bằng 2 lớp, lớp trong là loại túi xốp dùng bọc trái cây để không bị xây xát, lớp ngoài là bọc nilon không cho côn trùng tiếp xúc với trái ổi. Đây là cách hạn chế sâu hạ hệu quả hơn rất nhiều so với cách phun thuốc trừ sâu truyền thống từ lâu của nhà nông Việt Nam . Bên cạnh đó trồng xen ổi trong vườn cam quýt sẽ hạn chế một số lọi sâu bệnh , nhằm làm phong phú thêm mặt hàng trái cây ở Việt Nam.
Giống ổi Florida Mỹ và ổi Ruột đỏ da láng đang bán nghiên cứu


Bán cây giống ổi lê Đài loan 15.000d/cay , giao hàng tận nơi

The Gioi Cay Giong . since 1993 
-- 20 năm tuyển chọn giống cây trồng -- 
0906194819 - Hòa  ( phụ trách toàn quốc) 
0988868620 - Nhẫn ( khu vực Đông nam bộ ) 

ĐC :Ấp 14 - Long Trung -Cai Lậy - Tiền Giang
Chi nhánh Bình Dương : Ấp 3 - Trừ Văn Thố Bến Cát - Bình Dương

http://oidailoan.blogspot.com/
http://www.thegioicaygiong.com/